Một trong những thắc mắc của nhiều bạn đang học nghề Bếp là chứng chỉ hay bằng cấp nghề có quan trọng hay không? Tuy nấu ăn là nghề chủ yếu dựa vào yếu tố tay nghề nhưng nếu có chứng chỉ Đầu bếp trong tay thì bạn đã nắm chắc nhiều thuận lợi để mở ra cơ hội thăng tiến cho bản thân trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu trong khóa học dưới đây nhé!
Nghiệp vụ bếp là gì?
Nghiệp vụ bếp là người chế biến các món ăn theo thực đơn có sẵn hoặc theo yêu cầu của khách hàng cho doanh nghiệp, tổ chức, nhà hàng hay khách sạn nào đó. Đôi khi, họ cũng là người lên thực đơn và sáng tạo ra các món ăn mới, đảm bảo đủ các yếu tố như thơm ngon, no bụng, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như đảm bảo thẩm mỹ và giúp khách hàng có những trải nghiệm mới mẻ, thú vị.
Tại sao nên học Nghiệp vụ bếp?
Đối với nghề đầu bếp nói chung thì tay nghề là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên để được tuyển dụng vào các môi trường đầu bếp chuyên nghiệp thì nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận ứng viên trước hết dựa trên các văn bằng, chứng chỉ trong ngành để chọn hồ sơ phù hợp. Do đó, có thể nói chứng chỉ nấu là tấm “vé vào cửa” để được thể hiện trình độ tay nghề trước những nhà tuyển dụng. Nếu như bạn là người có tay nghề nhưng không có chứng chỉ đầu bếp cần thiết thì rất có khả năng là hồ sơ của bạn không được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng.
Giới thiệu khoá học Nghiệp vụ bếp
Nhằm mang đến cho các bạn học sinh cơ hội làm việc tại các Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) 4-5 sao trong nước và quốc tế, trường mở lớp đào tạo Nghiệp Vụ Bếp. Đây là khóa học nhằm đào tạo và thẩm định cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ bếp.
Mục tiêu đào tạo
– Cung cấp kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn, học viên nắm được phương pháp lựa chọn, sơ chế, bảo quản, chế biến của nhiều loại thực phẩm đảm bảo chất lượng và hương vị thơm ngon.
– Khéo léo trong cắt tỉa, trang trí các món ăn đạt tính thẩm mỹ cao.
– Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, tỉ mỉ, sắp xếp công việc khoa học.
– Đủ khả năng để tìm việc tại nhiều môi trường khác nhau hoặc trực tiếp kinh doanh ẩm thực.
Lợi ích khoá học
- Chứng thực về tay nghề
- Lợi thế về mức lương và lộ trình thăng tiến
- Mở ra cơ hội làm việc tại nước ngoài
Nội dung chương trình học
Chương trình đào tạo gồm các nội dung chính như sau:
Phần 1: Tổng quan về chế biến món ăn
- Các kiến thức về các nhóm món ăn.
- Các kỹ năng sơ chế, sử dụng các loại nguyên liệu phổ biến.
- Kỹ năng sử dụng dao, dụng cụ bếp
- Các phương pháp phối hợp nguyên liệu và gia vị
- Các phương pháp làm chín món ăn với từng nhóm nguyên liệu
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phương pháp trang trí món ăn hấp dẫn
Phần 2: Thương phẩm và an toàn thực phẩm
- Hàng lương thực
- Thịt gia súc
- Thịt gia cầm và trứng
- Hải sản
- Dầu, mỡ, sữa và các chế phẩm của sữa
Phần 3: Cắt tỉa và trang trí món ăn
- Các phương pháp trang trí trong chế biến món ăn
- Nghệ thuật trang trí các bữa tiệc
- Trang trí vành đĩa và hoàn thiện sản phẩm tỉa hoa
Phần 4: Thực hành
Tổng kết khóa học
- Thực hiện được công việc của nhân viên bếp (nhân viên chế biến) trong nhà hàng, khách sạn và cơ sở chế biến món ăn khác.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
- Chế biến được các món ăn Việt Nam, món ăn Âu, Á.
- Trang trí, trình bày được các loại món ăn.
- Xử lý một số tình huống nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản trong quá trình chế biến món ăn, thực hiện được kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu của vị trí công việc.